Hà Tĩnh: Tiếp tục bảo vệ và phát triển rừng, giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện đại với nhiều tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu như: nhiệt độ tăng, nước biển dâng, bão lũ,... thì tầm quan trọng của rừng trong ứng phó với biến đổi khí hậu đã được nhân loại khẳng định một cách chính thức tại cấp độ toàn cầu thông qua một bộ nguyên tắc về rừng tại Hội nghị thượng đỉnh Môi trường và Phát triển.
Rừng là nguồn hấp thụ khí nhà kính, bể chứa carbon khổng lồ đứng thứ 2 trên thế giới, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng khí quyển.
Ở Việt Nam, việc định giá rừng nói chung được đề cập đến trong các điều 33, 34, 35 trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, hướng dẫn cụ thể đối với định giá dịch vụ môi trường rừng được đề cập tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và tại được đưa và tại Mục 4, các điều 61 đến điều 65, Luật lâm nghiệp 2017.
Hà Tĩnh hiện đang quản lý và bảo vệ 19.125,09 ha rừng tự nhiên. Với nỗ của mình, tỉnh đã vinh dự là tỉnh đã vinh dự đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế FSC năm 2015.
Kết quả điều tra hiện trạng trữ lượng cacbon, cacbonic rừng, Hà Tĩnh với sự nỗ lực dựa trên các tài liệu điều tra cơ bản mới nhất đã xác định được hiện trạng trữ lượng cacbon (C) rừng: 1.104.117,94 (tấn) và hiện trạng trữ lượng cacbonnic (CO2 rừng: 4.052.112,82 (tấn).
Giá trị của rừng về mặt môi trường rừng qua đánh giá lượng hấp thụ CO2 trong 5 năm. Khi lượng hấp thụ trở thành hàn hóa và theo như thỏa thuận của Ngân Hàng thế giới thì mỗi tấn hấp thụ CO2 được trị giá 5USD tương đương với 110.000 đồng. Như vậy, sau 5 năm (2015-2020) thì giá trị trị Cacbonic mà Hà Tĩnh quản lý trị giá: 727.425,35 tương đương với 80.016.788.500 đồng. Bình quân mỗi năm đạt giá trị: 16.003.357.700 đồng/năm.
Quỳnh Trang