Mô hình điểm dinh dưỡng học đường: Giáo viên và phụ huynh mong muốn tiếp tục triển khai
Mô hình cân bằng dinh dưỡng và vận động
Chúng tôi có mặt tại Trường Mầm non (MN) Sơn Ca (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) vào một sáng tháng 4 đầy nắng. Trên sân trường rộng, những góc trải thảm cỏ nhân tạo xanh mướt và sạch sẽ, đủ rộng để các bé mầm non đang vừa học vừa chơi trong giờ vận động ngoài trời.
Ánh nắng buổi sáng rất tốt cho trẻ em, giúp cơ thể các em tổng hợp vitamin D cần thiết cho sự tăng trưởng. Những bài tập vận động vừa sức, vui tươi, với giáo cụ nhiều màu sắc, khoa học, làm cho các em rất hào hứng.
“Trẻ em cần được vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày, nếu là vận động ngoài trời thì rất tốt. Đó là yêu cầu mà chúng tôi nỗ lực thực hiện khi nhà trường triển khai Mô hình điểm bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên”, cô Phan Thị Thuận, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Trường MN Sơn Ca là một trong 10 trường ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước được Bộ Giáo dục & Đào tạo chọn triển khai nghiên cứu “Mô hình điểm” này. Sau một năm học triển khai, Mô hình điểm đã mang lại một “luồng gió mới” trong cả tư duy, cách làm và tầm nhìn về dinh dưỡng học đường ở ngôi trường này. Càng gần đến thời điểm kết thúc, tổng kết Mô hình điểm, các thầy cô và phụ huynh càng mong muốn, Mô hình sẽ được nhân rộng và triển khai trong những năm tiếp theo.
Tăng cường dinh dưỡng
Sự thay đổi đến ngay từ khi bắt đầu triển khai Mô hình điểm. Đầu năm học, các chuyên gia giáo dục, chuyên gia dinh dưỡng, thể chất đến từ Bộ GD-ĐT, Viện Dinh dưỡng, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP.Hồ Chí Minh, bếp trưởng trường học,... đã về trường thực hiện các lớp tập huấn, hướng dẫn lý thuyết và thực hành về dinh dưỡng, cho các cán bộ, giáo viên và cả phụ huynh của trường MN Sơn Ca.
Nhân viên cấp dưỡng của trường được tham gia các lớp nâng cao, hướng dẫn cách chế biến từng món ăn sao cho ngon, hấp dẫn, đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp với địa phương Quảng Nam.
Hàng tuần, nhà trường nhận thực đơn từ Bộ GD-ĐT và thực hiện. Các món ăn trong thực đơn mới này tăng cường rau xanh, đa dạng hóa các nguồn cung cấp tinh bột, trẻ em rất hứng thú. Nguồn thực phẩm được lựa chọn theo mùa và thực tế của địa phương.
Ngoài ra, các thầy cô cũng lồng ghép kiến thức dinh dưỡng, tác dụng của các loại thực phẩm khác nhau đối với sức khỏe vào bài giảng hàng ngày. Những nội dung này giúp hình thành nhận thức và vun đắp các thói quen, kiến thức ăn uống khoa học, lành mạnh cho con trẻ.
Anh Nguyễn Tuấn Anh, một phụ huynh nhà trường cho hay, con anh vốn lười ăn các loại rau quả, nhưng từ khi nhà trường áp dụng mô hình thì anh rất hài lòng khi cháu biết nhiều loại rau hơn, vì thế hứng thú ăn nhiều loại rau củ quả và nhiều món mới lạ. Hơn nữa, Mô hình điểm có hỗ trợ sữa TH (mỗi cháu trong độ tuổi mẫu giáo được hỗ trợ 1 hộp sữa TH true MILK 110ml/ngày), nên trẻ cũng ham đến lớp, đi học chuyên cần hơn.
Dinh dưỡng kết hợp vận động hợp lý
Bên cạnh cải thiện dinh dưỡng theo thực đơn mới, cách chế biến mới, Mô hình điểm cũng cung cấp các dụng cụ, giáo cụ cần thiết để làm phong phú thêm các hoạt động phát triển thể chất như các bộ dụng cụ hít xà đơn, chạy dích dắc, đo thể lực, cùng một số dụng cụ khác như vòng thể dục, bóng bàn, bóng ném,… Giáo viên của trường được tập huấn kỹ càng về các bài tập phát triển thể lực cho trẻ và cách tích hợp nội dung về vai trò của vận động vào giảng dạy.
Cô Văn Thị Thanh Vân, Phó Hiệu trưởng trường MN Sơn Ca cho biết, đối với bài tập vận động, giáo viên bám sát khung mô hình giáo dục thể chất để thiết kế các tiết học vận động với các dụng cụ mới mẻ đã được hỗ trợ, tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh theo từng độ tuổi. Tùy từng bài tập và tình hình thời tiết, giáo viên tổ chức tập luyện trong lớp hay ngoài sân phù hợp, đảm bảo thời lượng vận động ngoài trời theo Mô hình điểm.
“Đa số trẻ tỏ ra hứng thú, ham muốn học và chơi cùng bạn, nhất là những trò chơi vận động, mang tính tập thể như: chạy tiếp sức, chạy theo đường dích dắc, đá bóng…”, cô Thanh Vân nhận xét.
Các bài tập vận động và trò chơi giáo dục trong Mô hình điểm giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, xây dựng kỹ năng biết dùng sức, chịu khó tập luyện, phối hợp các động tác khoa học; biết nhập vai tham gia các trò chơi, rèn cho trẻ tính cẩn thận, nhanh nhẹn, sáng tạo.
Mô hình điểm “Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên” là nghiên cứu quy mô toàn quốc, được Bộ GD-ĐT thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn TH (sở hữu thương hiệu TH true MILK). Mô hình điểm đặt mục tiêu:
|
DIỄM ĐỖ
Các tin khác

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ từ những thay đổi nhỏ

Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứng

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Nguy cơ bệnh hô hấp từ tình trạng ô nhiễm không khí

Bệnh máu đông và mối liên quan với ô nhiễm không khí

Nên sử dụng các thực phẩm giảm đường để bảo vệ sức khỏe
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Vì sao COVID-19 gây tổn thương kéo dài trong cơ thể

20 trẻ mắc bệnh teo cơ tủy tham gia thử nghiệm lâm sàng liều thuốc 50 tỉ

Israel thực hiện thành công ca cấy ghép tim nhân tạo hoàn toàn

Bệnh nhân bị u màng não sàn sọ giữa được phẫu thuật thành công

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Ô nhiễm rác thải nhựa sinh hoạt: Mối nguy hại hiện hữu trong mùa mưa bão

Nhật ký tuổi vàng: Hành trình theo đuổi hạnh phúc và an yên tại Phương Đông Asahi

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tăng tốc 'Make in Vietnam', vươn ra toàn cầu

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
