Việt Nam nỗ lực phòng chống kháng kháng sinh
Toàn cảnh Hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã được nghe 11 báo cáo khoa học liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm các báo cáo đánh giá kết quả 7 năm thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2013 - 2020, kinh nghiệm sử dụng kháng sinh trong điều trị và ứng dụng vào việc hiệu chỉnh hướng dẫn điều trị của bệnh viện; giải pháp phòng ngừa lây truyền vi khuẩn đa kháng thuốc trong bệnh viện; mô hình bệnh tật, căn nguyên vi sinh vật, mức độ sử dụng kháng sinh và tỷ lệ kháng kháng sinh tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới; thách thức và tiếp cận sử dụng kháng sinh hợp lý an toàn từ góc nhìn của dược sĩ lâm sàng; quản lý thuốc kháng sinh tại Việt Nam; tình hình bệnh lao, lao kháng thuốc và ý thức sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng; nghiên cứu chuyên sâu về việc bán thuốc kháng sinh không theo đơn tại cộng đồng; chiến dịch vận động kháng kháng sinh của WHO tại khu vực Thái Bình dương - gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm “Những người quản lý của tương lai” và báo cáo mạng lưới giám sát kháng kháng sinh định hướng lâm sàng.
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị.
Các báo đã cho thấy bức tranh tổng thể về những nỗ lực triển khai kế hoạch phòng chống kháng kháng sinh tại Việt Nam với những kết quả, kinh nghiệm bước đầu và thách thức cần giải quyết kịp thời trong thời gian tới.
Từ năm 2013 tới nay, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế đã triển khai kế hoạch hành động quốc gia phòng chống kháng kháng sinh trên phạm vi toàn quốc. Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về chống kháng thuốc, các tiểu ban giám sát kháng thuốc và nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc vi sinh, dược, kiểm soát nhiễm khuẩn và công nghệ thông tin. Thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng và nhân viên y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia đã chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng tài liệu truyền thông, tổ chức các sự kiện truyền thông hưởng ứng tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về phòng chống kháng kháng thuốc, cung cấp tài liệu cho các cơ quan thông tin báo chí, tổ chức tọa đàm, mít tinh, ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm và xây dựng, duy trì trang thông tin điện tử về chống kháng thuốc. Đồng thời, triển khai các hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, hướng dẫn triển khai giải pháp chống kháng thuốc như: Thông tư 33/TT-BYT (ngày 19/9/2016) của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện, hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Quyết định 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015), hướng dẫn thực hiện giám sát kháng kháng sinh (Quyết định 127/QĐ-BYT năm 2019), hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện (Quyết định 772/QĐ-BYT năm 2016), hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuẩn về hồi sức tích cực, bệnh truyền nhiễm, lao, hô hấp, mắt, tai, mũi họng, da liễu, thận – tiết niệu, sản phụ khoa, nhi khoa…), hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ…
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh phát biểu tại Hội nghị.
Thực hiện mục tiêu tăng cường, hoàn thiện hệ thống giám sát, năm 2018, Bộ Y tế đã thiết lập đơn vị giám sát kháng thuốc quốc gia (AMR unit); tổ chức đánh giá về cơ sở vật chất, năng lực xét nghiệm ban đầu tại 16 phòng xét nghiệm thuộc mạng lưới; tập huấn nâng cao năng lực về chuyên môn kỹ thuật vi sinh lâm sàng, quản lý dữ liệu vi sinh cho cán bộ làm xét nghiệm tại bệnh viện; xây dựng tiêu chí phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia và giám sát chống kháng thuốc; công nhận 3 phòng xét nghiệm vi sinh tham chiếu quốc gia về giám sát kháng kháng sinh tại các Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhiệt đới TW; báo cáo dữ liệu giám sát định kỳ và tổng hợp dữ liệu, phản hồi về dữ liệu tới các bệnh viện do đơn vị kháng thuốc quốc gia thực hiện. Đối với mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, cùng với việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuẩn, hướng dẫn sử dụng kháng sinh, hướng dẫn thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả kháng sinh trong bệnh viện, Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm, đánh giá chỉ định lâm sàng, tổ chức đào tạo về sử dụng kháng sinh cho các bệnh viện; triển khai đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020.
Tuy kế hoạch chống kháng thuốc quốc gia đã được triển khai, nhưng tình trạng kháng thuốc ở Việt Nam đang ở mức báo động. Theo kết quả khảo sát mới nhất của WHO tại 16 bệnh viện trọng điểm cho thấy, vi khuẩn Acinetobacter có tỉ lệ kháng thuốc nhóm Carbapenem lên tới 82%. Acinetobacter là loại vi khuẩn thông thường gây viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trong khi Carbapenem là thế hệ kháng sinh mới nhất, quý nhất hiện nay. Tại các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai, Nhi Trung ương, Phổi Trung ương…đều đã phát hiện những siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh và đã có những bệnh nhân tử vong. Gần đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện vài trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh mạnh nhất colistin. Tại Bệnh viện Bạch Mai, thống kê cho thấy có khoảng 40 - 60% ca chuyển tuyến đều đối mặt với tình trạng kháng kháng sinh.
Đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam trao giấy Chứng nhận cho các báo cáo viên tại Hội nghị.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong điều trị, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là nguyên nhân gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Tại Việt Nam càng đáng báo động hơn khi lạm dụng kháng sinh đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái.
Mỗi năm thế giới có hàng chục ngàn người tử vong do kháng thuốc và chi phí hàng chục tỉ đô la cho vấn đề này. Theo tính toán, đến năm 2050 tỷ lệ tử vong do siêu vi khuẩn kháng thuốc có thể lên đến 10 triệu người/năm. Trong khi số lượng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng, nhiều thập kỷ qua, đầu tư cho nghiên cứu kháng sinh mới ngày càng giảm. Năm 2010, có 18 công ty sản xuất kháng sinh, đến nay chỉ còn 4. Từ năm 2008 đến nay, không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra. Thực tế này càng đòi hỏi sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong điều trị và ngăn chặn lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là những vấn đề cấp bách của Việt Nam trên chặng đường hướng tới mục tiêu phòng chống kháng sinh đạt hiệu quả.
NGUYỄN TRÌNH
Các tin khác

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ từ những thay đổi nhỏ

Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứng

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Nguy cơ bệnh hô hấp từ tình trạng ô nhiễm không khí

Bệnh máu đông và mối liên quan với ô nhiễm không khí

Nên sử dụng các thực phẩm giảm đường để bảo vệ sức khỏe
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
