Quảng Bình: Doanh nghiệp lấn chiếm đất rừng làm khu cách ly động vật
Toàn cảnh khu cách ly của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh
Để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật nêu trên, ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật”, Một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị 05 là yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “Quản lý chặt chẽ diện tích rừng, đất rừng theo đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tích hợp đầy đủ thông tin về rừng, đất rừng trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để quản lý, bảo vệ chặt chẽ, hiệu quả đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, tránh tình trạng lợi dụng việc chuyển mục đích sử dụng rừng để phá rừng trái pháp luật; Chỉ đạo, kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng và xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi để phân lô, bán nền, xây dựng trên đất rừng trái quy định của pháp luật...”.
Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn để xảy ra tình trạng lấn chiếm rừng trái phép, để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Cổng vào khu cách ly kiểm dịch
Lấn chiếm gần 1.600 m2 đất rừng trong khu vực biên giới
Xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là một xã nằm trong khu vực biên giới, có cửa khẩu quốc tế Chalo, là nơi giao thương giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á, thông qua tuyến đường huyết mạch quốc lộ 12A. Dọc hai bên đường quốc lộ 12A, đoạn qua xã Dân Hóa, hình thành nhiều địa điểm tập kết hàng hóa và kinh doanh của các doanh nghiệp như: Nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ lưu trú, kho bãi tập kết quặng, đặc biệt là các khu cách ly bắt buộc để kiểm dịch động vật nhập khẩu... Tuyến đường này có địa hình hiểm trở, đồi núi trùng điệp, diện tích đất có thể sử dụng vào mục đích kinh doanh hết sức hạn hẹp. Vì vậy, một số doanh nghiệp, khi có cơ hội sẽ bằng mọi giá để lấn chiếm đất rừng nhằm mở rộng địa điểm kinh doanh của mình.
Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại (TNHH TM) Lê Dũng Linh được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 20/01/2017 theo Quyết định số 209/QĐ-UBND. Khu cách ly có địa chỉ tại bản Chalo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, với các hạng mục cơ bản được phê duyệt: Chuồng trại, kho chứa thức ăn, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, cấp điện, hệ thống xử lý chất thải, khu vực trồng cỏ và các hạng mục phụ trợ khác.
Từng tốp công nhân với máy khoan chuyên dụng để phá đá
Cũng theo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, tổng diện tích dự kiến của dự án là 3.272m2 (Ba nghìn hai trăm bảy hai mét vuông), tuy nhiên theo số liệu do Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Minh Hóa cung cấp thì diện tích đất của dự án này là 2.600,5 m2 (Hai nghìn sáu trăm phẩy năm mét vuông).
Thời gian gần đây, chủ doanh nghiệp đang tiến hành cải tạo, mở rộng khu cách ly này, theo phản ánh của người dân thì Công ty đã lấn chiếm đất rừng sản xuất “có rừng tự nhiên sản xuất khoanh nuôi bảo vệ” của cộng đồng bản Chalo. Lần theo phản ánh của người dân, phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã có mặt tại khu vực gần hiện trường, ghi nhận bước đầu cho thấy: Có 02 máy xúc đào; một xe tải chở vật liệu và nhiều công nhân đang đào một lượng lớn đất, đá trong khu vực trang trại cách ly. Nhận thấy, phản ánh của người dân có cơ sở, phóng viên đã liên hệ với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình; Ủy ban nhân dân xã Dân Hóa để xác minh sự việc.
Máy đào công suất lớn đang mở rộng diện tích
Ngày 24/3/2023, đại diện Ủy ban nhân dân xã Dân Hóa; đại diện Văn phòng Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Chalo; đại diện đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Chalo đã đến hiện trường lập Biên bản sự việc. Biên bản thể hiện: “Qua phản ánh của người dân, tại khu vực Dự án Khu cách ly, Trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh đang tiến hành hoạt động san lấp mặt bằng để cải tạo Dự án ngày 24/3/2023, UBND xã Dân Hóa tổ chức kiểm tra thực địa khu vực Dự án, với thành phần gồm đại diện các ban, ngành như trên. Tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra thực địa, dùng máy GPS GAMIN để đo đạc và đối chiếu với hồ sơ Dự án được cấp phép, thì Công ty đang san lấp tạo mặt bằng cải tạo Dự án, so với hồ sơ Dự án, Công ty đã san gạt vượt diện tích cho phép khoảng 1.600m2 (lấn vào đất rừng sản xuất). Tổ kiểm tra liên ngành yêu cầu Công ty dừng các hoạt động san lấp. Tổ kiểm tra thống nhất xác nhận sự việc trên làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý”.
Toàn bộ khu vực đang tiến hành cải tạo
Ông Đinh Minh Tuấn, Trưởng phòng TN&MT huyện Minh Hóa cho biết: Phòng đã nhận được biên bản sự việc do UBND xã chuyển đến. Hiện tại Phòng TN&MT đã yêu cầu UBND xã Dân Hóa lập Biên bản vi phạm hành chính để Phòng tham mưu UBND huyện Minh Hóa xử lý theo quy định của pháp luật. Cũng theo ông Tuấn, diện tích đất bị Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh lấn chiếm là đất rừng sản xuất đã được Nhà nước giao cho cộng đồng bản Chalo.
Được biết, Công ty không hề có thông báo hay xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào về việc cải tạo, mở rộng khu cách ly này. Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò nằm ngay trục đường huyết mạch 12A, chỉ cách Văn phòng Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Chalo chỉ khoảng 6 km, cách đồn Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Chalo khoảng 7 km, cách UBND xã Dân Hóa khoảng 13 km. Điều đáng nói là, ngay trên trục đường quan trọng này, hoạt động san ủi cải tạo, lấn chiếm, mở rộng diễn ra tại Khu cách ly không bị cơ quan nào phát hiện cho đến khi nhận được phản ánh.
Trụ sở Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh
Hy vọng, sau khi nhận được phản ánh của người dân cũng như cơ quan báo chí, các cơ quan có thẩm quyền sẽ vào cuộc xác minh để xử lý hành vi lấn chiếm đất rừng theo quy định của pháp luật, nhằm răn đe, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.
Quỳnh Trang – Anh Đức
Các tin khác

Thanh Hóa: Sẽ đấu giá nhiều mỏ khoáng sản

Hội thảo kỹ thuật dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt lộ thiên đối với biến đổi kh

Tại sao nên trồng nhiều cây xanh ở đô thị?

Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Hết tháng 4 sẽ hoàn thành tháo dỡ các công trình vi phạm tại thác Bạc

Tạp chí TN&MT trồng 1008 cây tại chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Cao Bằng

An Giang: UBND huyện Thoại Sơn chỉ đạo làm rõ vụ “biệt phủ” trái phép trên núi Sập”

Bài 2: Đồng Nai - Chính quyền địa phương xử lý quyết liệt việc sử dụng sai mục đích đất Nông nghiệp

“Quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh và bền vững ở Việt Nam”

Thế giới phải hành động ngay để “gỡ quả bom hẹn giờ khí hậu” - Giờ Trái đất 2023
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Quảng Bình: Dự án môi trường trọng điểm với mức đầu tư 58 triệu USD

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân

Cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng khi không khí ô nhiễm

Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn cho "bài toán" xử lý chất thải rắn xây dựng

Cảnh báo nhựa tái chế có thể độc hại hơn và không thể khắc phục ô nhiễm

Phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Khu CN Nam Cầu Kiền - Biến "nguy" thành "cơ", vững vàng giữa đại dịch

Nam Cầu Kiền thực hiện mục tiêu kép, nêu cao tinh thần chống dịch Covid-19

Xuân Quan – Văn Giang: Nên chuyển đổi mô hình trang trại để khai thác hiệu quả đất đai

Chung tay đẩy lùi ô nhiễm rác thải nhựa tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa

Triển khai thí điểm mô hình "Trường học xanh giảm thiểu rác thải"

Đẩy mạnh tiêu dùng xanh nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt vi phạm quy định xử lý chất thải

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: Cơ hội lớn giúp nền kinh tế phát triển bền vững

Giải pháp vận hành an toàn, hiệu quả và linh hoạt các hồ chứa

Đánh giá thực tiễn và nghiên cứu khoa học cho tiềm năng điện gió ngoài khơi

Thủ tướng: Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng
Nổi bật

Tổng Giám đốc HSBC đánh giá cao tầm nhìn trong Kế hoạch thực hiện JETP của Việt Nam

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai kỷ niệm 25 năm thành lập

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
