Xu hướng gia tăng số ca mắc bệnh tay chân miệng
(SK&MT) - Gần đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có xu hướng gia tăng, đặc biệt số ca mắc bệnh phải nhập viện điều trị tăng cao. Ngành Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp, kiểm soát gia tăng số ca mắc mới, ngăn chặn bệnh lây lan ra diện rộng.
Tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, quý I/2020 có hơn 20 trẻ đến khám do mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, hai tháng 5 và 6 đã có 422 trẻ đến khám, trong số đó có 219 ca phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, trong 15 ngày đầu tháng 7, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã lên đến 199 trường hợp, trong đó có 101 ca phải nhập viện điều trị.
Đã gần 1 tuần nay, chị Đỗ Thị Mai, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc phải xin nghỉ việc để chăm con 3 tuổi bị bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
Chị Mai cho biết: Khoảng 1 tuần trước, con chị sốt 39 độ, mồm đau, không ăn được, chân tay nổi nốt đỏ ửng. Sau khi khám, bác sĩ kết luận cháu mắc bệnh tay chân miệng. Sau gần một tuần điều trị, cháu đã dần hồi phục và sắp được xuất viện.
Bác sĩ Tạ Văn Quyết, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản -Nhi Vĩnh Phúc cho biết: số bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện trong tháng 7 tăng 4-5 lần so với các tháng trước. Hiện, Khoa đã phải chuyển các bệnh nhân mắc những bệnh truyền nhiễm khác đi để dành phòng điều trị cho riêng bệnh nhân mắc tay chân miệng.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc, trong 6 tháng đầu năm 2020, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận 238 ca mắc tay chân miệng, tăng 183 ca so với cùng kỳ năm 2019; chưa có trường hợp nào tử vong.
Chỉ tính riêng 15 ngày đầu tháng 7, tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận thêm 140 ca mắc tay chân miệng. Những địa phương có số ca mắc tay chân miệng nhiều như: Thành phố Vĩnh Yên 73 ca, huyện Vĩnh Tường 37 ca, huyện Sông Lô 27 ca, huyện Yên Lạc 27 ca…
Để chủ động phòng, chống bệnh chân tay miệng, ngành Y tế Vĩnh Phúc đã tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống bệnh cho người dân, đặc biệt là cho học sinh các trường mầm non.
Ngành Y tế Vĩnh Phúc khuyến cáo, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Người dân thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi; thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như: Đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế, sàn nhà...
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, chuyển thành các bệnh viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch dẫn đến tử vong.
Theo baotintuc.vn
Các tin khác

Chỉ có 1 đơn thuốc trong 1 lần khám bệnh

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh sởi

Đề xuất sửa đổi quy định về hoạt động tiêm chủng vaccine

Giải thể thao báo chí mở rộng khu vực ĐBSCL tạo không khí vui tươi, gắn kết

Hướng dẫn thực hiện các quy định về chăm sóc thay thế cho trẻ em

Tự nguyện thu hồi hàng loạt phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Phân cấp, phân quyền: Giao quyền sâu rộng nhưng không buông lỏng quản lý

Vĩnh Phúc tăng cường tuyên truyền giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

Chế độ chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
