Bạo lực học đường- Một vấn đề đáng báo động cần được quan tâm
![]() |
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022 cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau. Bạo lực học đường gồm các hình thức: bạo lực thể chất (đánh đập, xô xát, cướp bóc,...), bạo lực tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, khinh miệt, cô lập,...), bạo lực tình dục (sàm sỡ, quấy rối, xâm hại,...), bạo lực trên mạng xã hội (đăng tải thông tin sai sự thật, phỉ báng, uy hiếp,...). Một nghiên cứu khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (2019) cho thấy phần lớn hành vi bạo lực học đường diễn ra giữa các học sinh cùng lớp hoặc cùng trường. Các hành vi bạo lực thường bao gồm bắt nạt (41,3%), đánh nhau (33,4%), đe dọa (20,2%) và quấy rối tình dục (5,1%). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong việc thực hiện các hành vi bạo lực.
Nhằm tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường và các yếu tố liên quan, tác giả Vũ Nguyên Anh và các cộng sự tại Trường Đại học Y tế Công cộng đã thực hiện nghiên cứu tại một trường trung học phổ thông tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 384 học sinh khối 10-11-12 có 13,5% học sinh bị bạo lực học đường, chủ yếu từ các bạn cùng khối khác lớp, người yêu hoặc người thân; nữ sinh có nguy cơ bạo lực gấp 2,44 lần nam sinh. Nhóm học sinh có hạnh kiểm tốt ít bị bạo lực hơn 0,17 lần so với nhóm học sinh có hạnh kiểm trung bình. Về yếu tố gia đình, học sinh sống cùng mẹ có nguy cơ bị bạo lực cao hơn 10,2 lần so với học sinh sống cùng với bố. Học sinh có bạn thân bị bạo lực cao hơn 4,9 lần so với học sinh không có bạn thân. Học sinh thường xuyên chứng kiến các hành vi bạo lực thì có nguy cơ bị bạo lực cao hơn.
Tương tự như vậy, trong một nghiên cứu khác năm 2024 của tác giả Ngô Thị Bích Ngọc và cộng sự tại Trường Đaị học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng và Trường Y tế Công cộng Rollins (Đại học Emory) đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 447 học sinh THCS quận Thanh Khê (Thành phố Đà Nẵng) trong giai đoạn từ tháng 9/2023 đến tháng 6/2024. Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh THCS bị bắt nạt là 68,5%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng bắt nạt học đường gồm áp lực trong học tập, cảm thấy cô đơn/lo lắng, từng chứng kiến bạo hành gia đình, mức độ nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình, gia đinh giúp đỡ trong việc ra quyết định và tần suất tâm sự/chia sẻ với gia đình, cảm giác an toàn tại trường học, tần xuất tâm sự với thầy cô giáo và cảm nhận về sự giúp đỡ của bạn bè.
Nạn nhân của bạo lực học đường cũng gặp phải rất nhiều tổn hại về nhiều sức khỏe và sự phát triển. Các em có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe thể chất (vết thương, đau nhức, mất ngủ); sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, cảm giác cô đơn, vô vọng,...); học tập (giảm điểm số, mất quan tâm, trốn học,...), xã hội (rút lui, mất lòng tin, khó kết bạn,...). Có một số nạn nhân có thể cố gắng chịu đựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Nhưng cũng có một số không biết cách xử lý hoặc không có ai để tin cậy có thể khiến nạn nhân nghĩ đến việc tự tử để thoát khỏi nỗi ám ảnh và đau khổ.
Để phòng ngừa bạn lực học đường, hầu hết các trường học đều bổ sung hệ thống theo dõi an ninh ở các vị trí bao quát gần như toàn bộ khuôn viên trường để phát hiện kịp thời những vụ bạo lực xảy ra; đồng thời tổ chức chia sẻ, răn đe và khuyến khích trẻ kịp thời, đúng lúc, thúc đẩy môi trường an toàn trong nhà trường. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường vẫn đang là vấn đề nhức nhối cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cơ quan quản lý để có thêm các giải pháp hiệu quả ngăn ngừa, phòng tránh, xử lý nhằm bảo vệ học sinh an toàn trong môi trường học tập.Các tin khác

Những điều cần biết về thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô

Thương tích liên quan đến vật sắc nhọn ở nhân viên y tế

Hiệu quả thiết thực của Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em tại 12 tỉnh/thành phố

Báo động tình trạng bạo lực trên mạng đối với trẻ

Hiệu quả mô hình cổng trường an toàn tại tỉnh Gia Lai

Tình hình cháy nổ tại cộng đồng, nguyên nhân và giải pháp

Đặc điểm các trường hợp thương tích đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2023

Số trường hợp tử vong do tai nạn thương tích tại Việt Nam còn cao

Nâng cao chất lượng cấp cứu trước viện tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Khuyến khích lối sống năng động lành mạnh là thông điệp mà Herbalife Việt Nam muốn mang đến giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024

Kỷ Niệm Hành Trình Đồng Hành Lâu Dài Cùng Thể Thao Việt Nam - Herbalife Ra Mắt Video Âm Nhạc “Tiếp Lửa Vinh Quang” .

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Di tích Quốc gia đặc biệt Tây Thiên điểm đến du xuân bái phật hàng đầu miền Bắc

Đất Thạch Thố và men Thiên Hà tạo nên Tinh hoa Gốm Việt
Nổi bật

Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan

Tháo gỡ các điểm nghẽn trong ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực Nông nghiệp, Môi trường

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc

Bắt giam nguyên cán bộ cảnh sát điều tra về ma túy Công an TP. HCM

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
